“Đủ đồ nghề chưa?” – tôi hỏi. Cả lũ đồng thanh: “Đủ rồi!”. Đồ nghề của chúng tôi là súng cao su và những túi đạn sỏi. Mục tiêu là thằng điên ở ngã ba đường.

Tự dưng ở đoạn ngã ba trên đường chúng tôi đi học về xuất hiện một người điên. Đoạn đường rất vắng vẻ và là nơi chúng tôi đua tốc độ trên những chiếc xe đạp. Khi đến đoạn đường cua rẽ phải ở ngã ba, bất thình lình xồ ra một thằng điên tay cầm gậy đứng múa may và nói những lời không đầu không cuối. Gọi là thằng điên nhưng người này chắc cũng lớn tuổi rồi. Người ta bảo rằng người điênkhông có tuổi. Nhìn vào bộ mặt nhem nhuốc, cáu bẩn đó, người thì đoán “thằng điên” cỡ gần 30, người thì nói phải 40 tuổi… Nhưng tựu chung lại từ trẻ con đến người lớn đều gọi gã là “thằng điên”.




Tôi đã vài lần bị giật mình phát hoảng vì bất thình lình gã nhảy ra chặn đường. Bực mình tôi về nhà mách bố: “Con bị thằng điên dọa sợ lắm, chắc phải đi đường vòng”. Bố ậm ừ: “Người điên ở ngã ba phải không? Người ta lớn tuổi rồi, con không được gọi là “thằng”. Từ “thằng” chỉ thích hợp với kẻ xấu thôi như “thằng trộm”, “thằng cướp”, “thằng giặc”… Người này biết đâu trước khi điên họ là người tốt….”. “Tốt cái nỗi gì ngữ điên ấy”- tôi lầm bầm trong miệng, dù sao đối với tôi, người đó vẫn là “thằng điên”.

Con đường qua có ngã ba mà thằng điên xuất hiện là đường ngắn nhất để về nhà. Khi đến ngã ba đó chúng tôi rẽ phải, đi theo con đường dọc bờ sông tràn ngập những đống cát, sỏi, đá, vật liệu xây dựng. Chúng tôi để ý thấy thằng điên không đứng ở ngã ba cả ngày mà chỉ xuất hiện lúc giữa trưa, đúng lúc chúng tôi đi học về. Nhiều khi, gã còn bê gạch vỡ ở nơi tập kết vật liệu xây dựng ra ngã ba, xếp thành một vòng bán nguyệt. Giữa cái vòng đó, hắn vẽ những hình loằng ngoằng kỳ dị. Chúng tôi và nhiều người lớn đi qua đó rất khó chịu vì phải tránh cái vòng gạch chiếm đến ¼ lòng đường.

Mấy đứa bạn về cùng đường với tôi đã cùng nhau bàn mưu tính kế cho thằng điên một bài học. Mỗi đứa chúng tôi làm một cái súng cao su và nhặt thật nhiều những viên sỏi tròn nhỏ để làm đạn. Chúng tôi sẽ khiến thằng điên phải khiếp sợ.

Kế hoạch được thực hiện. Chúng tôi đi bộ đến điểm tập hợp để chuẩn bị súng đạn. Một bạn đạp xe đến ngã ba để nhử thằng điên xuất hiện. Đúng như dự định, khi thằng điên vừa cầm gậy xồ ra quát tháo, đứa bạn tôi lạng xe tránh sang một bên. Lập tức, lũ chúng tôi từ chỗ nấp dùng súng cao su nã đạn tới tấp vào thằng điên. Sau giây lát bỡ ngỡ, thằng điên ngồi ôm đầu khóc rống lên rồi bỏ chạy. Tôi kịp nhìn thấy từ bàn tay che mặt của hắn ứa ra một dòng máu đỏ. Chúng tôi hò reo chiến thắng.

Thằng điên trở lại ngã ba sau 2 tuần chúng tôi được bình yên. Lần này, cứ thấy chúng tôi là hắn cầm một cây chổi rễ đập túi bụi. Thằng Hiếu nhà gần đó tức tối gọi cậu nó ra. Cậu của Hiếu túm cổ thằng điên, đấm đá túi bụi. Gã chống chọi được một lúc rồi ôm mặt gào lên những tiếng ú ớ não nùng.

Sau hôm đó, gã điên không dám ra đường chặn xe chúng tôi nữa. Thằng Hiếu nói rằng đôi lần có nhìn thấy gã thất thểu ở một ngã ba đường vắng vẻ khác. Thằng Hiếu đi qua mà không bị gã chặn lại dọa dẫm như trước.

Chúng tôi chuẩn bị thi hết phổ thông cơ sở thì xảy ra sự việc thằng Hiếu bị tai nạn. Hôm đó tan học, nó đạp xe về nhà trước. Đến đúng ngã ba thì bị ngã, đầu nó đập xuống đường, chấn thương sọ não rất nặng. Chúng tôi đến thì người ta đưa nó vào viện, chỉ còn cái xe đạp của nó chỏng chơ trên đường, có một vết trượt dài của bánh xe hằn lên lớp cát trên đường.

Thằng Hiếu không qua khỏi. Hôm đưa nó ra nghĩa trang, tôi bê ảnh nó qua ngã ba định mệnh đó. Người ta đặt ở góc đường nơi nó bị tai nạn một lọ hoa trắng và một bát hương. Tôi chợt để ý, dưới lớp cát trên đường, một nét vẽ màu trắng mờ mờ lộ ra.

Buổi chiều, khi từ nơi thằng Hiếu an nghỉ trở về, tôi và lũ bạn đến ngay ngã ba đó. Dùng tay gạt lớp cát trên mặt đường, những nét vẽ bằng vôi trắng lộ dần ra khiến chúng tôi rợn tóc gáy. Đó là hình vẽ một đứa trẻ con đầu ngoẹo sang một bên, nằm dang chân, dang tay dưới lòng đường. Những nét vẽ ma quái đó chắc chắn là của thằng điên. Tôi buột miệng: “Hiếu chết là do thằng điên đó trù yểm rồi chúng mày ơi. Thằng điên đó như bị ma quỷ nhập vào chứ không phải người”. Chúng tôi ứa nước mắt, vừa thương thằng Hiếu, vừa căm hận thằng điên. Tôi bàn với lũ bạn: “Thi tốt nghiệp cấp 2 xong, chúng mình sẽ đi tìm thằng điên để trả thù cho Hiếu”. Lũ bạn tán thành.

Chúng tôi lại chuẩn bị súng cao su và đạn sỏi đi tìm gã điên. Lần này tôi hùng hổ dẫn đường và nã đạn trước. Viên sỏi rít trong không khí tạo thành một đường hơi liệng rồi trúng vào đùi thằng điên. Gã giật mình ngơ ngác, khi nhìn thấy lũ chúng tôi, gã hoảng hốt bỏ chạy. Bỗng nhiên gã khựng lại, trở về vị trí cũ, nằm dang tay như che cho những hình vẽ ma quái trên mặt đường. Chúng tôi nã đạn tới tấp, cơ thể gã giật lên khi bị bắn trúng. Gã kêu, gã khóc, nước mắt, dãi dớt chảy ra thê thảm nhưng kiên quyết không chịu bỏ đi. Một bà già bỗng dưng xuất hiện đuổi chúng tôi. Bà dìu gã điên vào vệ đường, lấy khăn lau vết máu trên trán gã.

Tôi vẫn tràn ngập căm hận, giấu khẩu súng cao su sau lưng lén lén đi về phía gã. Trên mặt đường là hình vẽ một đứa trẻ nằm dang tay giống như nơi thằng Hiếu bị nạn. Bà cụ già đã phát hiện ra tôi, bà chửi bới một hồi rồi cất tiếng gọi. Một anh thanh niên lực lưỡng xuất hiện, chúng tôi bỏ chạy.

Chúng tôi kể về hình vẽ ma quái trên đường cho cậu thằng Hiếu nghe. Cậu nó nổi giận đỏ mặt tía tai, thề thốt với chúng tôi rằng sẽ tra khảo thằng điên cho ra nhẽ. Chưa biết cậu của Hiếu có khám phá được gì không, nhưng ngã ba bị “trù yểm” kia đã bị dớp, liên tục xảy ra tai nạn và đặc biệt toàn là học sinh bị ngã xe đạp. Một bà bán nước cách đó không xa còn tiết lộ rằng, trước khi thằng Hiếu bị nạn vài năm, ở đó cũng có một đứa học sinh chết y như thằng Hiếu. Chúng tôi lạnh người.

Phải đến 100 ngày mất của thằng Hiếu, khi đã vào đợt nghỉ hè, chúng tôi mới tụ tập nhau lại sang thắp hương cho thằng Hiếu. Cậu thằng Hiếu thấy chúng tôi hỏi chuyện thì lảng tránh, mặt mày ủ rũ như đưa đám. Bố mẹ thằng Hiếu mời chúng tôi ở lại ăn cơm, trong bữa hôm đó, tôi thấy cậu của Hiếu cứ ngửa cổ nốc rượu liên tục. Mãi đến khi tàn cuộc cậu của Hiếu mới kéo tôi ra một góc thì thầm: “Người điên bị chết rồi!”. Tôi còn chưa kịp phản ứng thì cậu của Hiếu lại nói tiếp: “Cụ già mà cháu kể chính là mẹ của người điên ấy. Không phải cậu đánh ông ta chết mà là ông ta bị ốm rồi chết. Nhưng thế cũng đủ làm cậu thấy sợ, vì trước đây đã đánh ông ấy. Mấy hôm rồi cậu toàn gặp ác mộng, chúng mày cẩn thận đấy!”

Tôi vẫn nghe các cụ già kể về những ân oán với người chết rất đáng sợ, người ta dọa rằng họ sẽ biến thành ma để đòi nợ những người làm điều ác với họ. Sau nhiều lần bàn bạc, chúng tôi quyết định mua hoa quả đến nhà bà cụ để thắp hương cho người điên xin thứ lỗi.

Bà cụ, mẹ của người điên chấp nhận nguyện vọng của chúng tôi. Bà kể rằng con bà trước cũng có vợ con đàng hoàng. Đứa con của ông ấy trước cũng bị tai nạn đúng chỗ ngã ba nơi thằng Hiếu bị nạn. Nó cũng bị trượt cát, trấn thương sọ não rồi chết. Bố nó rất đau khổ, đêm xuống, ông không ngủ được. Ông đi lang thang và phát hiện ra là ban đêm có rất nhiều những chiếc xe chở cát đổ dọc bờ sông. Cát tràn ra đường rất nhiều và tụ lại rất nhiều ở góc ngã ba đúng đoạn vào cua. Ông đã kiện những người bán vật liệu xây dựng nhưng không được. Uất ức và đau khổ, ông phát điên. Vợ ông không chịu được, bỏ đi. Ông ta điên càng nặng hơn, đến mức không nói được.

Bà cụ nói: “Cứ tầm tan học, nó lại ra góc đường ngăn cản những chiếc xe của học sinh không cho đi vào đám cát. Nó sợ lại có người bị tai nạn”.

Lúc ra về, chúng tôi đứng chắp tay nhìn vào di ảnh của hai bố con người điên. Họ ăn mặc bảnh bao và đều mỉm cười. Chắc giờ hai bố con họ đang quây quần bên nhau.
Này, cái thời buổi nào rồi mà còn câu nệ như vậy chứ! Ừ thì FA đấy, ừ thì gió lạnh về rồi đấy! Có bị làm sao không?

Đâu cứ phải đông về là cuống quýt tìm người yêu, đâu có phải đông về là tìm ngay nơi trú ngụ, sưởi ấm. Đâu có phải, cứ kiếm là sẽ có người để yêu thương
Yêu thương trong vội vã thì thà đừng yêu thương. Mối quan hệ tạm bợ được coi là liều thuốc độc hại nhất trên đời. Khi mà không có yêu thương rồi thì mượn tạm và trú ngụ yêu thương của người khác, không chỉ làm tổn thương người ta mà còn tự mình làm tổn thương chính mình. Thế thì, vội làm cái gì

Gió lạnh đến mùa thì nó về, con người đến thì thì mới yêu, vậy thì tình yêu cũng phải đến duyên thì mới bén chứ. Đâu cứ nói yêu là yêu vào người ngay được. Tình yêu không phải là món hàng, rồi cứ bỏ tiền ra mua là có thể mua được. Tình yêu cũng không phải là động vật, cứ gọi tên là sẽ đến ngay đâu. Nếu xếp tình yêu vào món hàng để mua bán thì đó là tình yêu vật chất mất rồi, mà vật chất là gì? Là những thứ có khả năng làm tổn thương con người...


Này, nhìn những người đang yêu hạnh phúc rồi ghen tị với họ, có được cái gì đâu nào, ngoài bực bội và khó chịu rồi tủi thân ra đâu. Người ta tìm thấy tình yêu sớm, thì người ta yêu sớm. Mình chưa tìm thấy tình yêu, thì mình giành yêu thương đó cho gia đình, cho bạn bè. Đi đâu mà thiệt, để rồi phải cuống lên như vậy

Những người có tình yêu, họ chứng minh yêu thương của họ với đối phương là việc của họ. Họ yêu thương thì họ thể hiện ra, mắc mớ gì mình phải tự nhiên kéo bực bội vào người. Cứ bình thường rồi mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng tầm thường ngay thôi ấy mà. Rồi mình cũng sẽ lại yêu, rồi lại thể hiện yêu thương thôi

Những người có người yêu, đôi khi họ cũng thể hiện yêu thương theo một cách quá đà làm chúng ta bực bội, đừng để ý làm gì, hãy coi như bản thân thấy một cảnh chiếu tình cảm trên phim vậy thôi

Một mình trải qua mùa đông, trải qua những ngày lạnh lẽo và có hơi chút cô đơn. Nếu nghĩ thì cũng tủi thân thật những xét cho cùng cũng là một điều vô cùng thú vị, hãy cứ tận hưởng cái rét nhè nhẹ của mùa thù đi, bởi mấy người yêu nhau rồi sao còn cảm nhận thấy nữa. Hãy cứ đi dạo trên phố nếu buồn, chọn một quán quen nhỏ, uống một tách càfê, đọc một cuốn sách hay lên mạng tán gẫu với lũ bạn. Thấy không, một mình thì có làm sao đâu, cuộc sống vẫn rất ổn, đôi khi lại còn rất vui nữa, tự do, muốn làm gì mình thích cũng được

Có thể đôi lúc tủi thân khi trời lạnh không có ai nhắc mặc thêm áo ấm, không có ai để xoa tay để tay bớt lạnh, không có ai mắng mỏ khi mặc ít áo. Nhưng một mình, lại có thể làm được nhiều thứ tú vị hơn mà, đúng không nào?

Lạnh thì mặc thêm áo, buồn thì hãy đi chơi, tủi thân thì hãy cứ tìm đến những người bạn. Vậy đấy, gió mùa thì đã về, người yêu chưa có, FA thì có bị làm sao đâu nào?

Nguồn: http://www.songdongian.com/2014/11/nguoi-yeu-chua-co-ma-gio-ve.html
Anh xuất hiện, anh bảo anh đã yêu xong, người thứ hai ngoài em. Không có gì thú vị cả, anh trở về với em...

Anh lắc đầu bảo rằng, chỉ yêu mình em.

Em tin...

Một ngày thật nắng, cái nắng của mùa hè thiêu đốt da, cháy tóc và cháy cả trái tim... nghẹn đắng khi anh đưa ảnh một cô gái lạ hoắc đến trước mặt em bảo rằng, anh yêu thử người ta em nhé!

Em bảo, nếu anh muốn.

Rồi em quay bước về phía mặt trời chiếu rọi gay gắt.


Bao giờ em cũng thế, không khóc trước mặt anh, không bao giờ để anh thấy rằng, em yếu đuối. Nước mắt cứ rơi, mặt trời cứ đốt, em bật cười vì nếu anh ở đây, anh sẽ bảo, đừng khóc nữa em, không mặt trời tốn công làm nước mắt bốc hơi... Chợt bàn tay quờ ngang, chỉ toàn không khí, nóng mà không ấm...

Mỗi sáng thức dậy, nhắn một tin chào ngày mới, chờ tin nhắn của anh với cái mặt cười.

Không có hồi âm. Anh đang yêu người ta.

Trưa, anh ăn cơm ...

Không thể nhắn thêm vì chợt nghĩ, anh đang ở bên người con gái khác.

Chuông điện thoại làm giật mình. Vội chạy đến. Không phải là anh.

Tin nhắn của mẹ: "Con vẫn ổn chứ?'. "Vâng. Vẫn ổn mẹ à!".

Màn đêm, không dài, không quá buồn để người ta chợt nhớ, chợt mong ai đó nhưng cũng đủ để gợn lên nỗi trống trải, bơ vơ, bất định trong mênh mông cô đơn. Nhìn nghiêng, thấy anh đang nằm, mỉm cười nhìn...Tỉnh giấc, nhìn nghiêng, chỉ có... bóng đêm...

***

Mùa loa kèn trắng đầy đường...

Cô bán hoa cười, bảo người yêu đâu không mua cho, lại tự mua hoa một mình.

Sao lại chỉ nhìn mình hỏi, nhiều người cũng mua hoa cơ mà?

Lòng chợt quặn thắt khi nhìn thấy anh. Đúng là bóng anh, sau xe là người yêu thử.

Cũng loa kèn trắng, một tình yêu đang chết theo loa kèn trắng, một cái gì mới cũng bắt đầu theo loa kèn trắng???

Màu kèn trắng nhòa đi... mọng nước... rơi... !!!

Cố chạy thật nhanh, trong mưa đầu hạ...Nếu lúc này, anh bắt gặp, lại bảo lãng mạn quá, có ngày ốm đấy. Rồi cười, lấy khăn lau hết người cho...


Hôm nay, ngày cuối cùng em yêu anh. Thu dọn hết đồ đạc, một chiếc đồng hồ, một chiếc máy sấy tóc, hàng đống sữa, vài ba chiếc áo quần, một lá thư duy nhất. Cất vào quá khứ. Những thứ liên quan đến kỷ niệm.

Anh xuất hiện, anh bảo anh đã yêu xong, người thứ hai ngoài em. Không có gì thú vị cả, anh trở về với em.

Anh nắm tay, chợt thấy bàn tay ấy lạnh ngắt.

Có thứ gì đã vụt tan vào không trung, vụt sáng trong đôi mắt của người anh yêu, rồi chìm vào vô định thẳm sâu dưới đáy mắt không có nước ấy...

Anh chợt nhận ra rằng, anh đã mất thứ quý giá nhất của cuộc đời mình!

Nguồn: http://www.songdongian.com/2014/11/anh-yeu-xong-nguoi-thu-hai-ngoai-em.html
Với mỗi website, việc trao đổi link (exchange link) là điều rất cần thiết, vừa có thể giúp đỡ nhau phát triển, vừa có thêm nhiều bạn bè. tuannb Blog cũng không đi ngược với tiêu chí đó.


tuannb Blog chấp nhận trao đổi link với tất cả website có nội dung lành mạnh. Chúng mình từ chối liên kết với những website có nội dung người lớn, liên quan đến chính trị, tôn giáo. Các bạn có thể add link của mình vào website của các bạn trước, sau đó comment tại đây để mình add lại nhé! Rất vui được là bạn cùng mọi người! Các bạn addlink của mình theo code sau nhé:

<a href="http://www.songdongian.com/" target="_blank" title="Sống đơn giản blog's, truyện ngắn, ảnh vui,góc suy ngẫm, góc giải trí..." red="dofollow">Sống đơn giản Blog's</a>

Bạn nào đã đặt text link rồi thì comment ở bên dưới nhé! mình sẽ đặt lại cho bạn sớm nhất.
Vợ chồng họ bán phở trên hè phố đã được một thời gian khá dài. Giá cả phải chăng cùng với nụ cười chân thành làm cho quán ăn của họ luôn tấp nập khác. Đến quán phở của họ nhiều lần, tôi phát hiện sáng nào cũng có một cụ già ăn mặc rách rưới lặng lẽ đứng chờ ở một góc.

Nhìn thấy bà cụ đến, hai vợ chồng họ vừa bận rộn làm nốt công việc dở, vừa mỉm cười nói với bà cụ:

- Bà chờ cháu một chút nhé, cháu sẽ làm ngay cho bà.

Lát sau, vợ chồng họ nhanh nhẹn bỏ phở vào trong một chiếc hộp giấy, múc nước phở bỏ vào trong túi bóng, buộc lại rồi đưa cho bà cụ. Họ còn không quên nhắc bà cụ cẩn thận kẻo bỏng tay. Bà cụ run rẩy đưa đôi tay gầy guộc ra nhận, sau đó lặng lẽ cảm ơn và quay người đi. Nhưng điều kỳ lạ là, dường như bà cụ chưa lần nào trả tiền.

Một hôm, tôi không kìm nén nổi sự tò mò, đã hỏi vợ chồng họ. Người vợ thở dài nói:

- Bà cụ ấy thật tội nghiệp, khó khăn lắm mới nuôi con cái khôn lớn. Vậy mà đến lúc già lại không có chỗ nương tựa. Gia đình chúng tôi cũng không được dư giả cho lắm, nhưng chỉ cần bà cụ đến chúng tôi luôn đãi cụ một bát phở.

Trên nét mặt người phụ nữ trung niên ấy dường như lộ vẻ áy náy, dường như chị cảm thấy có lỗi khi chỉ giúp đỡ được bà cụ một bát phở.

Tôi để ý và luôn nhận thấy vợ chồng họ đối xử lễ phép và tôn trọng bà cụ giống như những người khách hàng khác, không hề tỏ ra một chút coi thường hay ban ơn.

Sau đó, tren phố xuất hiện khá nhiều quán phở, nhưng tôi chỉ thích đến quán phở của họ. Không vì cái gì cả, tôi chỉ muốn ngồi trên chiếc ghế cũ kỹ, trong âm thanh náo nhiệt của đường phố, lặng lẽ nhìn hai vợ chồng họ - những người thuộc tầng lớp nghèo túng của xã hội - chìa đôi bàn tay thô ráp, tặng cho một bà cụ còn nghèo túng hơn mình cả một tấm lòng yêu thương và nhân ái.

---

Bố thí cho người khác, có lẽ rất nhiều người dễ dàng làm được, Nhưng bố thí cho người khác với thái độ chân thành và nhân ái, thì không phải ai cũng có thể làm được điều này.

Có những câu chuyện đơn giản trong cuộc sống mà chúng ta thường ít khi để ý vậy mà chúng lại là nhưng bài học làm người trong xã hội.

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

Con gái sinh ra đã có sẵn một đặc ân, đó là có quyền nhờ vả và dựa dẫm mà không ai nỡ lòng từ chối. Nhưng con gái biết không, càng độc lập chúng ta lại càng quyến rũ!

Vì chỉ có đi bằng đôi chân của chính mình, chúng ta mới dễ dàng đến được nơi mà mình muốn. Tầm gửi vào người khác, sớm hay muộn cũng chết héo mà thôi!

Con gái, suy cho cùng, đừng vì quá phụ thuộc vào một bờ vai mà đánh mất đi sự độc lập vốn có. Chuyện gì làm được thì hãy tự mình giải quyết, chuyện gì vò não bứt tai mà không làm được thì hẵng nghĩ đến việc đi tìm một sự trợ giúp.

Thời buổi này nữ nam sinh ra là bình đẳng, nên có việc gì mà con gái phải chịu thua?

Kể cả cảm xúc của mình cũng thế, đừng nên lệ thuộc quá vào bất cứ một ai. Cũng đừng nên hào phóng mà nuông chiều cảm xúc của mình để nó đi đến đâu thì đến.

Vui buồn của mình, mình phải tự thân làm chủ. Giao nó vào tay kẻ khác, có khác gì bảo người ta sống hộ luôn cho mình? Đi cùng nhau, nhưng không có nghĩa là phải bước hộ nhau. Độc lập được tinh thần chúng ta mới tự tin rằng mình độc lập được mọi thứ!
Là con gái, cũng đừng nên cố tỏ ra là mình đáng thương hay yếu đuối. Biết là “liễu yếu đào tơ”, phận nữ nhi chân yếu tay mềm cần chở che và bao bọc, nhưng cái chúng ta cần là một người đến với sự quan tâm thành thật, hay một kẻ qua đường quỳ gối để cầu xin họ bố thí cho một ít tình thương?

Là con gái, đừng nghĩ rằng mình sẽ làm người ta yêu được mãi. Nhan sắc cũng đến thời tàn, xuân xanh cũng đến hồi vãn. Đàn ông không ít thì nhiều cũng một hai lần sẩy chân ham của ngon vật lạ. Tha thứ là nên, bao dung là cần thiết. Nhưng đừng lụy tình quá, mà đóng sập lại lối thoát cho chính mình!

Ghét ai quá cũng đừng cho họ hay. Mà yêu ai quá cũng đừng để người ta biết. Họ biết, họ sẽ làm khổ ta.

Sinh ra là phận nữ, nghĩa là đã sớm nhận thiệt thòi và bất công. Nếu không tự thương lấy thân, cũng chẳng ai thay mình làm được điều đó.

Chúng ta đến thế giới này một mình, thì trước khi song hành cùng người khác hãy học cách sống tốt một mình đi đã!

Độc lập lên mà sống, khoan vội dựa dẫm lấy bất kì ai!