“Đủ đồ nghề chưa?” – tôi hỏi. Cả lũ đồng thanh: “Đủ rồi!”. Đồ nghề của chúng tôi là súng cao su và những túi đạn sỏi. Mục tiêu là thằng điên ở ngã ba đường.
Tự dưng ở đoạn ngã ba trên đường chúng tôi đi học về xuất hiện một người điên. Đoạn đường rất vắng vẻ và là nơi chúng tôi đua tốc độ trên những chiếc xe đạp. Khi đến đoạn đường cua rẽ phải ở ngã ba, bất thình lình xồ ra một thằng điên tay cầm gậy đứng múa may và nói những lời không đầu không cuối. Gọi là thằng điên nhưng người này chắc cũng lớn tuổi rồi. Người ta bảo rằng người điênkhông có tuổi. Nhìn vào bộ mặt nhem nhuốc, cáu bẩn đó, người thì đoán “thằng điên” cỡ gần 30, người thì nói phải 40 tuổi… Nhưng tựu chung lại từ trẻ con đến người lớn đều gọi gã là “thằng điên”.
Tôi đã vài lần bị giật mình phát hoảng vì bất thình lình gã nhảy ra chặn đường. Bực mình tôi về nhà mách bố: “Con bị thằng điên dọa sợ lắm, chắc phải đi đường vòng”. Bố ậm ừ: “Người điên ở ngã ba phải không? Người ta lớn tuổi rồi, con không được gọi là “thằng”. Từ “thằng” chỉ thích hợp với kẻ xấu thôi như “thằng trộm”, “thằng cướp”, “thằng giặc”… Người này biết đâu trước khi điên họ là người tốt….”. “Tốt cái nỗi gì ngữ điên ấy”- tôi lầm bầm trong miệng, dù sao đối với tôi, người đó vẫn là “thằng điên”.
Con đường qua có ngã ba mà thằng điên xuất hiện là đường ngắn nhất để về nhà. Khi đến ngã ba đó chúng tôi rẽ phải, đi theo con đường dọc bờ sông tràn ngập những đống cát, sỏi, đá, vật liệu xây dựng. Chúng tôi để ý thấy thằng điên không đứng ở ngã ba cả ngày mà chỉ xuất hiện lúc giữa trưa, đúng lúc chúng tôi đi học về. Nhiều khi, gã còn bê gạch vỡ ở nơi tập kết vật liệu xây dựng ra ngã ba, xếp thành một vòng bán nguyệt. Giữa cái vòng đó, hắn vẽ những hình loằng ngoằng kỳ dị. Chúng tôi và nhiều người lớn đi qua đó rất khó chịu vì phải tránh cái vòng gạch chiếm đến ¼ lòng đường.
Mấy đứa bạn về cùng đường với tôi đã cùng nhau bàn mưu tính kế cho thằng điên một bài học. Mỗi đứa chúng tôi làm một cái súng cao su và nhặt thật nhiều những viên sỏi tròn nhỏ để làm đạn. Chúng tôi sẽ khiến thằng điên phải khiếp sợ.
Kế hoạch được thực hiện. Chúng tôi đi bộ đến điểm tập hợp để chuẩn bị súng đạn. Một bạn đạp xe đến ngã ba để nhử thằng điên xuất hiện. Đúng như dự định, khi thằng điên vừa cầm gậy xồ ra quát tháo, đứa bạn tôi lạng xe tránh sang một bên. Lập tức, lũ chúng tôi từ chỗ nấp dùng súng cao su nã đạn tới tấp vào thằng điên. Sau giây lát bỡ ngỡ, thằng điên ngồi ôm đầu khóc rống lên rồi bỏ chạy. Tôi kịp nhìn thấy từ bàn tay che mặt của hắn ứa ra một dòng máu đỏ. Chúng tôi hò reo chiến thắng.
Thằng điên trở lại ngã ba sau 2 tuần chúng tôi được bình yên. Lần này, cứ thấy chúng tôi là hắn cầm một cây chổi rễ đập túi bụi. Thằng Hiếu nhà gần đó tức tối gọi cậu nó ra. Cậu của Hiếu túm cổ thằng điên, đấm đá túi bụi. Gã chống chọi được một lúc rồi ôm mặt gào lên những tiếng ú ớ não nùng.
Sau hôm đó, gã điên không dám ra đường chặn xe chúng tôi nữa. Thằng Hiếu nói rằng đôi lần có nhìn thấy gã thất thểu ở một ngã ba đường vắng vẻ khác. Thằng Hiếu đi qua mà không bị gã chặn lại dọa dẫm như trước.
Chúng tôi chuẩn bị thi hết phổ thông cơ sở thì xảy ra sự việc thằng Hiếu bị tai nạn. Hôm đó tan học, nó đạp xe về nhà trước. Đến đúng ngã ba thì bị ngã, đầu nó đập xuống đường, chấn thương sọ não rất nặng. Chúng tôi đến thì người ta đưa nó vào viện, chỉ còn cái xe đạp của nó chỏng chơ trên đường, có một vết trượt dài của bánh xe hằn lên lớp cát trên đường.
Thằng Hiếu không qua khỏi. Hôm đưa nó ra nghĩa trang, tôi bê ảnh nó qua ngã ba định mệnh đó. Người ta đặt ở góc đường nơi nó bị tai nạn một lọ hoa trắng và một bát hương. Tôi chợt để ý, dưới lớp cát trên đường, một nét vẽ màu trắng mờ mờ lộ ra.
Buổi chiều, khi từ nơi thằng Hiếu an nghỉ trở về, tôi và lũ bạn đến ngay ngã ba đó. Dùng tay gạt lớp cát trên mặt đường, những nét vẽ bằng vôi trắng lộ dần ra khiến chúng tôi rợn tóc gáy. Đó là hình vẽ một đứa trẻ con đầu ngoẹo sang một bên, nằm dang chân, dang tay dưới lòng đường. Những nét vẽ ma quái đó chắc chắn là của thằng điên. Tôi buột miệng: “Hiếu chết là do thằng điên đó trù yểm rồi chúng mày ơi. Thằng điên đó như bị ma quỷ nhập vào chứ không phải người”. Chúng tôi ứa nước mắt, vừa thương thằng Hiếu, vừa căm hận thằng điên. Tôi bàn với lũ bạn: “Thi tốt nghiệp cấp 2 xong, chúng mình sẽ đi tìm thằng điên để trả thù cho Hiếu”. Lũ bạn tán thành.
Chúng tôi lại chuẩn bị súng cao su và đạn sỏi đi tìm gã điên. Lần này tôi hùng hổ dẫn đường và nã đạn trước. Viên sỏi rít trong không khí tạo thành một đường hơi liệng rồi trúng vào đùi thằng điên. Gã giật mình ngơ ngác, khi nhìn thấy lũ chúng tôi, gã hoảng hốt bỏ chạy. Bỗng nhiên gã khựng lại, trở về vị trí cũ, nằm dang tay như che cho những hình vẽ ma quái trên mặt đường. Chúng tôi nã đạn tới tấp, cơ thể gã giật lên khi bị bắn trúng. Gã kêu, gã khóc, nước mắt, dãi dớt chảy ra thê thảm nhưng kiên quyết không chịu bỏ đi. Một bà già bỗng dưng xuất hiện đuổi chúng tôi. Bà dìu gã điên vào vệ đường, lấy khăn lau vết máu trên trán gã.
Tôi vẫn tràn ngập căm hận, giấu khẩu súng cao su sau lưng lén lén đi về phía gã. Trên mặt đường là hình vẽ một đứa trẻ nằm dang tay giống như nơi thằng Hiếu bị nạn. Bà cụ già đã phát hiện ra tôi, bà chửi bới một hồi rồi cất tiếng gọi. Một anh thanh niên lực lưỡng xuất hiện, chúng tôi bỏ chạy.
Chúng tôi kể về hình vẽ ma quái trên đường cho cậu thằng Hiếu nghe. Cậu nó nổi giận đỏ mặt tía tai, thề thốt với chúng tôi rằng sẽ tra khảo thằng điên cho ra nhẽ. Chưa biết cậu của Hiếu có khám phá được gì không, nhưng ngã ba bị “trù yểm” kia đã bị dớp, liên tục xảy ra tai nạn và đặc biệt toàn là học sinh bị ngã xe đạp. Một bà bán nước cách đó không xa còn tiết lộ rằng, trước khi thằng Hiếu bị nạn vài năm, ở đó cũng có một đứa học sinh chết y như thằng Hiếu. Chúng tôi lạnh người.
Phải đến 100 ngày mất của thằng Hiếu, khi đã vào đợt nghỉ hè, chúng tôi mới tụ tập nhau lại sang thắp hương cho thằng Hiếu. Cậu thằng Hiếu thấy chúng tôi hỏi chuyện thì lảng tránh, mặt mày ủ rũ như đưa đám. Bố mẹ thằng Hiếu mời chúng tôi ở lại ăn cơm, trong bữa hôm đó, tôi thấy cậu của Hiếu cứ ngửa cổ nốc rượu liên tục. Mãi đến khi tàn cuộc cậu của Hiếu mới kéo tôi ra một góc thì thầm: “Người điên bị chết rồi!”. Tôi còn chưa kịp phản ứng thì cậu của Hiếu lại nói tiếp: “Cụ già mà cháu kể chính là mẹ của người điên ấy. Không phải cậu đánh ông ta chết mà là ông ta bị ốm rồi chết. Nhưng thế cũng đủ làm cậu thấy sợ, vì trước đây đã đánh ông ấy. Mấy hôm rồi cậu toàn gặp ác mộng, chúng mày cẩn thận đấy!”
Tôi vẫn nghe các cụ già kể về những ân oán với người chết rất đáng sợ, người ta dọa rằng họ sẽ biến thành ma để đòi nợ những người làm điều ác với họ. Sau nhiều lần bàn bạc, chúng tôi quyết định mua hoa quả đến nhà bà cụ để thắp hương cho người điên xin thứ lỗi.
Bà cụ, mẹ của người điên chấp nhận nguyện vọng của chúng tôi. Bà kể rằng con bà trước cũng có vợ con đàng hoàng. Đứa con của ông ấy trước cũng bị tai nạn đúng chỗ ngã ba nơi thằng Hiếu bị nạn. Nó cũng bị trượt cát, trấn thương sọ não rồi chết. Bố nó rất đau khổ, đêm xuống, ông không ngủ được. Ông đi lang thang và phát hiện ra là ban đêm có rất nhiều những chiếc xe chở cát đổ dọc bờ sông. Cát tràn ra đường rất nhiều và tụ lại rất nhiều ở góc ngã ba đúng đoạn vào cua. Ông đã kiện những người bán vật liệu xây dựng nhưng không được. Uất ức và đau khổ, ông phát điên. Vợ ông không chịu được, bỏ đi. Ông ta điên càng nặng hơn, đến mức không nói được.
Bà cụ nói: “Cứ tầm tan học, nó lại ra góc đường ngăn cản những chiếc xe của học sinh không cho đi vào đám cát. Nó sợ lại có người bị tai nạn”.
Lúc ra về, chúng tôi đứng chắp tay nhìn vào di ảnh của hai bố con người điên. Họ ăn mặc bảnh bao và đều mỉm cười. Chắc giờ hai bố con họ đang quây quần bên nhau.
Tự dưng ở đoạn ngã ba trên đường chúng tôi đi học về xuất hiện một người điên. Đoạn đường rất vắng vẻ và là nơi chúng tôi đua tốc độ trên những chiếc xe đạp. Khi đến đoạn đường cua rẽ phải ở ngã ba, bất thình lình xồ ra một thằng điên tay cầm gậy đứng múa may và nói những lời không đầu không cuối. Gọi là thằng điên nhưng người này chắc cũng lớn tuổi rồi. Người ta bảo rằng người điênkhông có tuổi. Nhìn vào bộ mặt nhem nhuốc, cáu bẩn đó, người thì đoán “thằng điên” cỡ gần 30, người thì nói phải 40 tuổi… Nhưng tựu chung lại từ trẻ con đến người lớn đều gọi gã là “thằng điên”.
Tôi đã vài lần bị giật mình phát hoảng vì bất thình lình gã nhảy ra chặn đường. Bực mình tôi về nhà mách bố: “Con bị thằng điên dọa sợ lắm, chắc phải đi đường vòng”. Bố ậm ừ: “Người điên ở ngã ba phải không? Người ta lớn tuổi rồi, con không được gọi là “thằng”. Từ “thằng” chỉ thích hợp với kẻ xấu thôi như “thằng trộm”, “thằng cướp”, “thằng giặc”… Người này biết đâu trước khi điên họ là người tốt….”. “Tốt cái nỗi gì ngữ điên ấy”- tôi lầm bầm trong miệng, dù sao đối với tôi, người đó vẫn là “thằng điên”.
Con đường qua có ngã ba mà thằng điên xuất hiện là đường ngắn nhất để về nhà. Khi đến ngã ba đó chúng tôi rẽ phải, đi theo con đường dọc bờ sông tràn ngập những đống cát, sỏi, đá, vật liệu xây dựng. Chúng tôi để ý thấy thằng điên không đứng ở ngã ba cả ngày mà chỉ xuất hiện lúc giữa trưa, đúng lúc chúng tôi đi học về. Nhiều khi, gã còn bê gạch vỡ ở nơi tập kết vật liệu xây dựng ra ngã ba, xếp thành một vòng bán nguyệt. Giữa cái vòng đó, hắn vẽ những hình loằng ngoằng kỳ dị. Chúng tôi và nhiều người lớn đi qua đó rất khó chịu vì phải tránh cái vòng gạch chiếm đến ¼ lòng đường.
Mấy đứa bạn về cùng đường với tôi đã cùng nhau bàn mưu tính kế cho thằng điên một bài học. Mỗi đứa chúng tôi làm một cái súng cao su và nhặt thật nhiều những viên sỏi tròn nhỏ để làm đạn. Chúng tôi sẽ khiến thằng điên phải khiếp sợ.
Kế hoạch được thực hiện. Chúng tôi đi bộ đến điểm tập hợp để chuẩn bị súng đạn. Một bạn đạp xe đến ngã ba để nhử thằng điên xuất hiện. Đúng như dự định, khi thằng điên vừa cầm gậy xồ ra quát tháo, đứa bạn tôi lạng xe tránh sang một bên. Lập tức, lũ chúng tôi từ chỗ nấp dùng súng cao su nã đạn tới tấp vào thằng điên. Sau giây lát bỡ ngỡ, thằng điên ngồi ôm đầu khóc rống lên rồi bỏ chạy. Tôi kịp nhìn thấy từ bàn tay che mặt của hắn ứa ra một dòng máu đỏ. Chúng tôi hò reo chiến thắng.
Thằng điên trở lại ngã ba sau 2 tuần chúng tôi được bình yên. Lần này, cứ thấy chúng tôi là hắn cầm một cây chổi rễ đập túi bụi. Thằng Hiếu nhà gần đó tức tối gọi cậu nó ra. Cậu của Hiếu túm cổ thằng điên, đấm đá túi bụi. Gã chống chọi được một lúc rồi ôm mặt gào lên những tiếng ú ớ não nùng.
Sau hôm đó, gã điên không dám ra đường chặn xe chúng tôi nữa. Thằng Hiếu nói rằng đôi lần có nhìn thấy gã thất thểu ở một ngã ba đường vắng vẻ khác. Thằng Hiếu đi qua mà không bị gã chặn lại dọa dẫm như trước.
Chúng tôi chuẩn bị thi hết phổ thông cơ sở thì xảy ra sự việc thằng Hiếu bị tai nạn. Hôm đó tan học, nó đạp xe về nhà trước. Đến đúng ngã ba thì bị ngã, đầu nó đập xuống đường, chấn thương sọ não rất nặng. Chúng tôi đến thì người ta đưa nó vào viện, chỉ còn cái xe đạp của nó chỏng chơ trên đường, có một vết trượt dài của bánh xe hằn lên lớp cát trên đường.
Thằng Hiếu không qua khỏi. Hôm đưa nó ra nghĩa trang, tôi bê ảnh nó qua ngã ba định mệnh đó. Người ta đặt ở góc đường nơi nó bị tai nạn một lọ hoa trắng và một bát hương. Tôi chợt để ý, dưới lớp cát trên đường, một nét vẽ màu trắng mờ mờ lộ ra.
Buổi chiều, khi từ nơi thằng Hiếu an nghỉ trở về, tôi và lũ bạn đến ngay ngã ba đó. Dùng tay gạt lớp cát trên mặt đường, những nét vẽ bằng vôi trắng lộ dần ra khiến chúng tôi rợn tóc gáy. Đó là hình vẽ một đứa trẻ con đầu ngoẹo sang một bên, nằm dang chân, dang tay dưới lòng đường. Những nét vẽ ma quái đó chắc chắn là của thằng điên. Tôi buột miệng: “Hiếu chết là do thằng điên đó trù yểm rồi chúng mày ơi. Thằng điên đó như bị ma quỷ nhập vào chứ không phải người”. Chúng tôi ứa nước mắt, vừa thương thằng Hiếu, vừa căm hận thằng điên. Tôi bàn với lũ bạn: “Thi tốt nghiệp cấp 2 xong, chúng mình sẽ đi tìm thằng điên để trả thù cho Hiếu”. Lũ bạn tán thành.
Chúng tôi lại chuẩn bị súng cao su và đạn sỏi đi tìm gã điên. Lần này tôi hùng hổ dẫn đường và nã đạn trước. Viên sỏi rít trong không khí tạo thành một đường hơi liệng rồi trúng vào đùi thằng điên. Gã giật mình ngơ ngác, khi nhìn thấy lũ chúng tôi, gã hoảng hốt bỏ chạy. Bỗng nhiên gã khựng lại, trở về vị trí cũ, nằm dang tay như che cho những hình vẽ ma quái trên mặt đường. Chúng tôi nã đạn tới tấp, cơ thể gã giật lên khi bị bắn trúng. Gã kêu, gã khóc, nước mắt, dãi dớt chảy ra thê thảm nhưng kiên quyết không chịu bỏ đi. Một bà già bỗng dưng xuất hiện đuổi chúng tôi. Bà dìu gã điên vào vệ đường, lấy khăn lau vết máu trên trán gã.
Tôi vẫn tràn ngập căm hận, giấu khẩu súng cao su sau lưng lén lén đi về phía gã. Trên mặt đường là hình vẽ một đứa trẻ nằm dang tay giống như nơi thằng Hiếu bị nạn. Bà cụ già đã phát hiện ra tôi, bà chửi bới một hồi rồi cất tiếng gọi. Một anh thanh niên lực lưỡng xuất hiện, chúng tôi bỏ chạy.
Chúng tôi kể về hình vẽ ma quái trên đường cho cậu thằng Hiếu nghe. Cậu nó nổi giận đỏ mặt tía tai, thề thốt với chúng tôi rằng sẽ tra khảo thằng điên cho ra nhẽ. Chưa biết cậu của Hiếu có khám phá được gì không, nhưng ngã ba bị “trù yểm” kia đã bị dớp, liên tục xảy ra tai nạn và đặc biệt toàn là học sinh bị ngã xe đạp. Một bà bán nước cách đó không xa còn tiết lộ rằng, trước khi thằng Hiếu bị nạn vài năm, ở đó cũng có một đứa học sinh chết y như thằng Hiếu. Chúng tôi lạnh người.
Phải đến 100 ngày mất của thằng Hiếu, khi đã vào đợt nghỉ hè, chúng tôi mới tụ tập nhau lại sang thắp hương cho thằng Hiếu. Cậu thằng Hiếu thấy chúng tôi hỏi chuyện thì lảng tránh, mặt mày ủ rũ như đưa đám. Bố mẹ thằng Hiếu mời chúng tôi ở lại ăn cơm, trong bữa hôm đó, tôi thấy cậu của Hiếu cứ ngửa cổ nốc rượu liên tục. Mãi đến khi tàn cuộc cậu của Hiếu mới kéo tôi ra một góc thì thầm: “Người điên bị chết rồi!”. Tôi còn chưa kịp phản ứng thì cậu của Hiếu lại nói tiếp: “Cụ già mà cháu kể chính là mẹ của người điên ấy. Không phải cậu đánh ông ta chết mà là ông ta bị ốm rồi chết. Nhưng thế cũng đủ làm cậu thấy sợ, vì trước đây đã đánh ông ấy. Mấy hôm rồi cậu toàn gặp ác mộng, chúng mày cẩn thận đấy!”
Tôi vẫn nghe các cụ già kể về những ân oán với người chết rất đáng sợ, người ta dọa rằng họ sẽ biến thành ma để đòi nợ những người làm điều ác với họ. Sau nhiều lần bàn bạc, chúng tôi quyết định mua hoa quả đến nhà bà cụ để thắp hương cho người điên xin thứ lỗi.
Bà cụ, mẹ của người điên chấp nhận nguyện vọng của chúng tôi. Bà kể rằng con bà trước cũng có vợ con đàng hoàng. Đứa con của ông ấy trước cũng bị tai nạn đúng chỗ ngã ba nơi thằng Hiếu bị nạn. Nó cũng bị trượt cát, trấn thương sọ não rồi chết. Bố nó rất đau khổ, đêm xuống, ông không ngủ được. Ông đi lang thang và phát hiện ra là ban đêm có rất nhiều những chiếc xe chở cát đổ dọc bờ sông. Cát tràn ra đường rất nhiều và tụ lại rất nhiều ở góc ngã ba đúng đoạn vào cua. Ông đã kiện những người bán vật liệu xây dựng nhưng không được. Uất ức và đau khổ, ông phát điên. Vợ ông không chịu được, bỏ đi. Ông ta điên càng nặng hơn, đến mức không nói được.
Bà cụ nói: “Cứ tầm tan học, nó lại ra góc đường ngăn cản những chiếc xe của học sinh không cho đi vào đám cát. Nó sợ lại có người bị tai nạn”.
Lúc ra về, chúng tôi đứng chắp tay nhìn vào di ảnh của hai bố con người điên. Họ ăn mặc bảnh bao và đều mỉm cười. Chắc giờ hai bố con họ đang quây quần bên nhau.